Nâng cao hiệu quả hoạt động phản biện xã hội về môi trường

Cập nhật lúc:   15:12:05 - 04/08/2023 Số lượt xem:   326 Người đăng:   Administrator
Ông Lê Công Lương – Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam Ông Lê Công Lương – Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam

Trong nhiều năm nay, cùng với nhiệm vụ chuyên môn, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam xác định là một trong những trách quan trọng của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam nhằm mục tiêu phản ánh trung thực, khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư quan trọng của đất nước. Liên hiệp Hội Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước đồng thời nâng cao vai trò, vị thế, uy tín các tổ chức mình với Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân.
Trong những năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp và phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo chia sẻ của ông Lê Công Lương – Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Khoa học công nghệ và Môi trường, Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, với ưu thế vượt trội là tập hợp được đông đảo các chuyên gia đầu ngành, các hội thành viên trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn trong hoạt động tư vấn, phản biện nói chung và tư vấn, phản biện đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng.
Nhiều hoạt động tư vấn, phản biện của các hội thành viên đã được đánh giá cao như: tư vấn, phản biện về cao độ của nhà máy thuỷ điện Sơn La, tư vấn, phản biện chương trình khai thác Boxit ở Tây nguyên; Góp ý về đường Hồ Chí Minh đi qua vùng đệm vườn Quốc gia Cúc Phương; Đề án khai thác than bùn vùng đồng bằng sông Hồng; Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê; Đánh giá sự cố môi trường tại công ty Formosa, Hà Tĩnh; Đánh giá sự cố môi trường nhà máy Thủy điện Sông Tranh và đánh giá quy hoạch mạng lưới thủy điện khu vực miền Trung, trên sông Mê Công tại khu vực thượng nguồn; Đánh giá vấn đề môi trường Dự án nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận; Đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường của các nhà máy nhiệt điện theo tổng sơ đồ điện 6; Dự án Tam đảo 2, Quy hoạch thành phố 2 bên bờ sông Hồng; Quy hoạch mở rộng thành phố Hà Nội; Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường sát cao tốc; Các dự án xây dựng thuỷ điện ở miên trung, Tây nguyên; Các dự án sân gôn,…
Tuy nhiên, theo ông Lương, mặc dù là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam nhưng hoạt động tư vấn, phản biện nói chung và hoạt động tư vấn, phản biện đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế, như môi trường pháp lý chưa rõ ràng thuận lợi cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Quyết định 14/QĐ-TT sau 12 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Trừ Liên hiệp Hội Việt Nam còn các hội thành viên không có nguồn kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước nên hoạt động tư vấn phản biện chỉ mang tính chất thụ động khi được các cơ quan chức năng có đề nghị tham gia.
Hoạt động tư vấn, phản biện chỉ dừng lại ở các hội thảo đóng góp ý kiến cho các dự án luật, nghị định, nhiều hoạt động khác như điều tra, khảo cứu, thí nghiệm, đánh giá thực địa, thăm dò ý kiến...tuy nhiên vì không có kinh phí nên các hội chưa có điều kiện để triển khai nhằm thu thập thêm các thông tin khách quan.
Sự cập nhật các thông tin còn hạn chế, vì vậy khó có chính sách đón đầu. Ngoài ra vấn đề ngoại giao, đàm phán của các cán bộ hội còn gặp nhiều khó khăn do có một số cơ quan, đơn vị còn có tâm lý e ngại về vấn đề giao cho các hội phản biện.
Ông Lương cũng chia sẻ thêm, hoạt động tư vấn, phản biện thường gặp phải các vật cản khách quan mang lại. Vật cản thứ nhất là sự khó chịu thường tình với ai "trái ý". Người ta vẫn hay ca ngợi "Người hay cãi" nói chung, và vẫn ác cảm với "Người hay cãi" cụ thể ở trong đơn vị của mình, dưới quyền mình; Vật cản thứ hai là ngại sẽ nảy sinh cái gì đó "bất ổn", ảnh hưởng đến vị thế của cá nhân hay cơ quan quyền lực. Thực ra phản biện xã hội nghiêm túc, đúng đắn khác hẳn với phản bác, mặc dù nó có thể bao gồm phản bác trong những trường hợp đặc biệt, nhưng điểm quan trọng nhất: Phản biện nhằm rà soát, khẳng định, bổ sung, đề xuất giải pháp đúng để thực hiện các mục tiêu xã hội thống nhất. Lo lắng quá đáng chuyện phản biện xã hội dẫn đến phản kháng, gây mất ổn định, trong đa số các trường hợp xuất phát từ căn bệnh ích kỷ của người, của cấp đang có quyền lực. Mà căn bệnh ích kỷ ấy cũng lại... rất tự nhiên, rất khó tránh; Vật cản chủ quan thứ ba là Ngại việc, ngại mất thời gian, ngại tốn tiền bạc.
Ngoài ra, ông Lương cũng cho hay, định mức chi cho hoạt động tư vấn, phản biện theo Thông tư số 11/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam là quá thấp, quá bất hợp lý.
Chính vì thế, để triển khai thực hiện hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nói chung và về lĩnh vực tài nguyên môi trường nói riêng, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên cần khẩn trương tham mưu, đề xuất sửa đổi Quyết định 14 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về tư vấn, phản biện và giám định xã hội; làm việc với các UBND, các Bộ, sở, ban ngành hữu quan để xây dựng một quy chế phối hợp trong các hoạt động này.
Hoạt động TVPB luôn được các chuyên gia về môi trường góp ý tại hội thảo

Trong khi chờ đợi sửa Quyết định 14 /QĐ-TTg, Bộ Tài chính cần sửa đổi thay thế Thông tư số 11/2015/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam vì nó đã quá lạc hậu đến mức không thể thực hiện buộc các đơn vị phải vận dụng, chi sai định mức thì mới có người tham gia hoạt động tư vấn, phản biện.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về các chuyên gia trong và ngoài hội, phân loại theo các lĩnh vực chuyên môn và sử dụng các tiêu chí thích hợp để có thể đánh giá năng lực thực sự của từng chuyên gia trong các lĩnh vực; Liên kết các Hội cùng lĩnh vực hoạt động, phối hợp trong hoạt động tư vấn, phản biện.
Các đại biểu đã đưa ra một số ý kiến tại hội thảo do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức

Tăng cường cán bộ có năng lực để điều phối, theo dõi, tổ chức hoạt động, hoàn thiện quy chế hoạt động về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, tiến hành hội thảo, tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cho các chuyên gia chủ chốt và đội ngũ cán bộ của tổ chức hội, trước mát tập trung vào các khái niệm, phương pháp, kỹ năng liên quan đến tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho các dự án đầu tư, các dự án phát triển và trao đổi thông tin kinh nghiệm hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Hội thành viên
Số Lượt Truy Cập
perm_identity Trong ngày: 50
accessibility Hôm qua: 93
account_circle Trong tháng: 275.495
account_box Trong năm: 24.118
supervisor_account Tổng truy cập: 3.164.438